Active Kids

KHÓA HỌC KIẾN THỨC TÀI CHÍNH CHO TRẺ EM
Chương trình được xây dựng dựa theo chuẩn Kiến thức tài chính cho trẻ em của Mỹ

Never Too Young: Personal Finance for Young Learners

500x500_1

Không bao giờ là quá sớm để học về Tài chính và Kinh tế

  • Vì toàn bộ cuộc sống của chúng ta ở bất cứ lứa tuổi nào đều bị chi phối bởi Tài chính và các quy luật Kinh tế.
  • Vì hiểu biết về tài chính giúp trẻ tăng thêm ý thức trách nhiệm cuộc sống. Ví dụ như khi chúng hiểu cội nguồn của thu nhập (income) tới từ lao động của cha mẹ theo những nguyên tắc nào, thì chắc chắn chúng sẽ biết trân trọng hơn những gì chúng đang được thụ hưởng, và có ý thức sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn.
  • Vì trẻ cần có tư duy thực tế hơn, logic hơn và bản chất hơn về mọi vấn đề đang xảy ra quanh chúng trên nền tảng của các quy luật kinh tế và tài chính.
  • Vì chúng ta luôn mong muốn con cái mình sống một cuộc sống sung túc, thịnh vượng.
  • Vì đó là Chuẩn kiến thức mà 34 nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới (thuộc tổ chức OECD) đã áp dụng để trang bị cho học sinh từ bậc tiểu học.

Trẻ học tài chính như thế nào?

Những bài học về tài chính cá nhân cần thực tế, nhưng vui vẻ và nhân văn. Hãy xem một ví dụ sau đây về bài học Nguồn gốc của thu nhập & các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập: Cô giáo có một giỏ rất lớn chứa nhiều bánh, kẹo và các đồ ăn khác. Các học trò được yêu cầu thực hiện các công việc giàu thách thức để tạo ra những “giá trị” nhất định theo tiêu chí của giáo viên. Mỗi một công việc hoàn thành, tùy theo chất lượng “sản phẩm” của học trò mà cô giáo trả lại cho học trò một lượng tiền giấy (một loại giấy in con số với những đơn vị tiền được quy ước trong lớp học), để học trò có thể đổi lấy đồ ăn. Số đồ ăn trẻ nhận được là nhiều hay ít phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền mà trẻ sẽ “làm ra” được từ các yêu cầu của cô giáo.

Những câu hỏi sẽ được đặt ra là:

  • Vì sao các trò có được tiền từ cô giáo?
    => Từ đó các em học về lao động tạo ra thu nhập.
  • Ai quyết định số tiền trò được nhận là bao nhiêu?
    => Không phải cô giáo đâu nhé, mà thực chất là do chất lượng lao động thể hiện qua sản phẩm và số sản phẩm của học trò quyết định thực sự số tiền mà học trò thực sự nhận được.
  • Liệu bất cứ khi nào học sinh A làm tốt hơn học sinh B thì học sinh A cũng nhận được nhiều tiền hơn một cách tự động?
    => Không hẳn như vậy đâu nhé. Một đầu bếp nấu quán cơm bình dân dù có nấu tốt đến đâu cũng không thể được trả lương tương tự như một đầu bếp nấu cho khách sạn 5 sao, dù cho công sức 2 người bỏ ra để nấu ăn là như nhau, hoặc thậm chí là đầu bếp nấu quán bình dân đã cố gắng nấu tốt hơn đi chăng nữa. Nhưng thu nhập của đầu bếp khách sạn 5 sao vẫn nhiều hơn gấp nhiều lần. Vì chắc chắn để được tuyển vào khách sạn 5 sao, anh đầu bếp ấy phải có số giờ đào tạo nhiều hơn rất nhiều so với số giờ học nấu ăn của anh đầu bếp quán cơm bình dân đấy. Chưa kể các kỹ năng phụ như giao tiếp, hiểu biết về ẩm thực, v.v… cũng có ảnh hưởng lớn.
  • Liệu việc thay thế học sinh A bởi một học sinh khác cũng có thể làm sản phẩm tương tự có dễ dàng không?
    => Nếu việc học sinh A làm có thể dễ dàng được 5 học sinh khác thực hiện với kết quả tương đương, học sinh A hầu như không bao giờ có cơ hội được tăng lương, vì đơn giản là cô giáo sẽ mời một trong 5 học sinh còn lại làm việc đó để trả số tiền tương tự thay vì phải tốn thêm tiền. Chính vì thế, học sinh A cần ngày càng làm tốt hơn và luôn phấn đấu lên nấc thang cao hơn trong nghề nghiệp của mình để được mức lương cao hơn nữa nhằm tránh khỏi cạnh tranh công việc.

Mục đích lớn nhất của bài học Nguồn gốc của thu nhập không dừng lại ở việc giúp học sinh hiểu thu nhập (ở đây là lương) được tạo ra từ lao động và sản phẩm hoàn thiện, mà còn giúp học sinh nhận thức vai trò của việc nâng cao kỹ năng, không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân, để từ đó có thể tạo dựng nguồn thu nhập cơ bản nhất là lương một cách bền vững, và ngày càng lớn để sống một cuộc sống thịnh vượng. Bài học còn giúp học sinh nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân và với gia đình, hiểu hơn về những đồng tiền mà cha mẹ đang chu cấp cho các em ngày nay không phải là đương nhiên.

6 mảng nội dung trụ cột của toàn bộ khóa học

  • Việc làm và thu nhập (Employment & Income)
  • Chi tiêu và tiết kiệm (Spending & Saving)
  • Tín dụng và nợ (Credit & Debt)
  • Đầu tư (Investing)
  • Quản lý rủi ro và bảo hiểm (Risk management & Insurance)
  • Ra quyết định tài chính (Financial decision making)

Thời lượng khóa học:

  • Khóa cơ bản: 8 buổi, mỗi buổi học 2h. Mỗi tuần học 1 buổi.
  • Khóa học nâng cao: 8 buổi, mỗi buổi học 2h, mỗi tuần học 1 buổi. Học sinh chỉ được học khóa nâng cao khi hoàn thành khóa học cơ bản.

Quy mô lớp học: từ 16 đến 20 học viên/lớp.

Phương pháp giảng dạy: Học bằng trải nghiệm thực tiễn theo tình huống là chủ đạo.

Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt là chủ đạo. Nhưng các thuật ngữ chính luôn được hiển thị bằng tiếng Anh với chú giải tiếng Việt để giúp học sinh nắm bắt được thuật ngữ kinh tế và tài chính bằng tiếng Anh tự nhiên từ sớm.

LIÊN HỆ SMARTCOM

Hãy gọi 024-3262.6699 / 024-6251.7799
hoặc gửi thông tin ở dưới đây để Smartcom tư vấn cho quý vị


Tôi muốn đăng ký dự hội thảo về phương pháp thông minh trong đào tạo tiếng Anh cho con.

Hide [-]

Đăng ký @Kids